Tối ưu hóa giấc ngủ (Sleepmaxxing)

Sleepmaxxing là gì?

Trong những năm gần đây, sleepmaxxing trở thành một xu hướng nổi bật trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là trên TikTok. Xu hướng này khuyến khích người dùng tìm kiếm những biện pháp tối ưu hóa giấc ngủ nhằm nâng cao chất lượng, kéo dài thời gian và tăng tính phục hồi. Nhiều người tin rằng việc cải thiện giấc ngủ có thể giúp họ tăng cường năng lượng, cải thiện hệ miễn dịch, giảm căng thẳng và duy trì sức khỏe tâm lý tốt hơn.

Mặc dù sleepmaxxing đang được quảng bá rộng rãi, nhưng thuật ngữ này chưa có một định nghĩa khoa học chính thức. Khi tra cứu trên các cơ sở dữ liệu như PubMed, PsycNet hay Google Scholar, không tìm thấy nghiên cứu nào trực tiếp đề cập tới thuật ngữ này. Do đó, tính chính xác và hiệu quả của những mẹo sleepmaxxing trên mạng xã hội vẫn còn là một vấn đề cần xem xét.

Các chiến lược sleepmaxxing phổ biến

Trên thực tế khi tìm hiểu, nhiều chiến lược sleepmaxxing thực chất là những nguyên tắc vệ sinh giấc ngủ (“sleep hygiene”) đã được khoa học chứng minh trước đó như:

  • Giảm tiêu thụ caffeine và rượu: Giúp hệ thần kinh hoạt động ổn định, tránh gây rối loạn chu kỳ của giấc ngủ.
  • Duy trì giờ giấc đều đặn: Đây là giải pháp góp phần ổn định nhịp sinh học của cơ thể.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Tập luyện thể dục thường xuyên đã được chứng minh giúp tối ưu hóa cho giấc ngủ.
  • Hạn chế ánh sáng xanh và giữ phòng ngủ mát mẻ: Ánh sáng từ thiết bị điện tử đã được chứng minh có thể ức chế sản xuất melatonin, gây tình trạng khó ngủ.

Tuy nhiên, một số chiến lược sleepmaxxing phổ biến thực tế vẫn chưa được chứng minh dựa trên nền tảng khoa học như:

  • Bổ sung melatonin: Dù hiệu quả đối với jet lag, nhưng điều này chưa có bằng chứng rõ ràng cho tác dụng đối với chứng mất ngủ.
  • Ngủ trước 10 giờ tối: Không có nghiên cứu khoa học nào khẳng định đây là thời điểm đi ngủ tốt nhất.

Xem thêm: Chất xơ: ăn bao nhiêu là đủ

Nguy cơ từ xu hướng sleepmaxxing

Dù sleepmaxxing có thể mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe, nhưng việc lạm dụng hoặc áp dụng sai cách có thể gây hậu quả khó lường như:

  • Orthosomnia: Lo âu quá mức về việc có giấc ngủ hoàn hảo có thể khiến chất lượng giấc ngủ bị giảm sút.
  • Mẹo nguy hiểm: Các biện pháp như dán miệng khi ngủ có thể gây nguy cơ ngạt thở trong lúc ngủ.

Kết luận

Sleepmaxxing là một xu hướng thu hút nhiều sự quan tâm, nhưng không phải mọi biện pháp được quảng bá đều dựa trên cơ sở nền tảng khoa học. Vì vậy, việc tối ưu hóa giấc ngủ (Sleepmaxxing) cần dựa trên những nguyên tắc nền tảng đã được khoa học chứng minh, thay vì chạy theo xu hướng chưa rõ tính xác thực.

Xem thêm: Dầu xoa bóp xương khớp gia truyền bình an


Tuyên bố trách nhiệm: “Nội dung trên trang web này không nhằm thay thế lời khuyên y tế trực tiếp từ bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.”

Nguồn: theo Eric Zhou, PhD, Contributor – health.harvard.edu

Leave a comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.